(Lichngaytot.com) Muốn hiểu Tam Tịnh Nhục là gì cần hiểu rõ điều cốt yếu nhất của Đạo Phật, chớ dùng những khái niệm mập mờ để dung dưỡng sự ác ý hay bao biện cho việc làm tội lỗi của mình vì Nhân Quả không chừa một ai.
1. Tam Tịnh Nhục là gì?
![]() |
Tạng Luật (Vinaya Pitaka) - Đại Phẩm Đức Thế Tôn có ban hành điều luật như sau :
- Này các tỳ khưu, khi biết thịt được làm (giết) có liên quan (đến bản thân) không nên thọ dụng; vị nào thọ dụng thì phạm tội dukkaṭa (tác ác). Này các tỳ khưu, ta cho phép (thọ dụng) cá và thịt có được ba điều tuyệt đối thanh tịnh: không được thấy, không được nghe, không nghi ngờ.
Theo Kinh Tăng Chi Bộ (Anguttara Nikaya), Đức Phật đã chỉ rõ ba điều kiện này để đảm bảo rằng việc ăn thịt không gây hại đến tâm linh và đạo đức của người tu hành.
- Thứ nhất là không thấy (Adiṭṭhaṃ), nghĩa là người tu không thấy (không chứng kiến) con vật bị giết để làm thức ăn cho mình.
- Thứ hai là không nghe (Asutaṃ), nghĩa là người tu không nghe (không được thông báo) rằng con vật bị giết để làm thức ăn cho mình.
- Thứ ba là không nghi (Aparisaṅkitaṃ), nghĩa là người tu không nghi ngờ (không có lý do để nghi ngờ) rằng con vật bị giết để làm thức ăn cho mình.
Cốt lõi là không liên đới trực tiếp hay gián tiếp đến hành vi sát sinh, cũng không cổ súy sát sinh vì mong muốn, dục vọng cá nhân. Dù ăn thịt nhưng vẫn giữ lòng từ bi, nhưng vẫn linh hoạt ứng xử trong điều kiện thực tế.
Có thể thấy Tam Tịnh Nhục nhấn mạnh rằng việc ăn thịt chỉ được chấp nhận khi người tu không có sự liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc giết hại động vật, giúp bảo vệ tâm từ bi và tránh tạo nghiệp xấu.
Có thể thấy Tam Tịnh Nhục nhấn mạnh rằng việc ăn thịt chỉ được chấp nhận khi người tu không có sự liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc giết hại động vật, giúp bảo vệ tâm từ bi và tránh tạo nghiệp xấu.
Trong đời sống hàng ngày, người tu hành và cư sĩ có thể áp dụng Tam Tịnh Nhục để duy trì sự thanh tịnh trong việc ăn uống, đồng thời thể hiện lòng từ bi đối với tất cả chúng sinh, đồng thời bảo vệ tâm linh và đạo đức của mình.
Tuy nhiên đừng vì Tam Tịnh Nhục mà có thể dùng nó để lấy cớ để ăn thịt thường xuyên hơn vì mọi thứ đều phải xuất phát từ tâm. Sử dụng Tạm Tịnh Nhục cũng chỉ là tạm thời cho những ai có tâm từ bi với muôn loài nhưng chưa đủ nhân duyên để ăn chay hoàn toàn mà thôi.
Việc cho phép sử dụng Tam Tịnh Nhục được xem là một giải pháp thực tế cho các Tỳ kheo khi đi khất thực thời ấy, giúp họ có thể duy trì sự sống mà không làm tổn hại đến chúng sinh.
Lý thuyết về Tam Tịnh Nhục cho thấy cách linh hoạt khi áp dụng đạo Phật, đó là con đường trung đạo giữa lý tưởng và hoàn cảnh, hỗ trợ cho những ai sơ học đạo, chưa thể một lần dứt tuyệt ngay được đồ mặn chuyển sang ăn trường chay mà thôi.
Có thể nói việc ăn chay trường là việc không dễ dàng gì đối với tất cả chúng ta. Mục đích của Tam Tịnh Nhục là để mỗi người thực hành việc ăn chay dần dần, cho đến khi thực sự biết quý tiếc sinh mạng của chúng sanh, rồi trường chay trong tương lai.
Như vậy cùng khắp thế giới, trên dưới bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy biến mãn với tâm câu hữu với Từ, quảng đại, vô biên, không hận, không sân và an trú”.
2. Nhân duyên về việc sử dụng Tịnh Nhục
Vào thời Thế Tôn còn tại thế, các đệ tử ăn trước giờ Ngọ và được ăn Tam Tịnh Nhục vì người tu khi mang bình bát đi ăn không thể nào kén chọn là chỉ đón nhận đồ chay, từ chối món thịt, điều này gây khó dễ rất nhiều cho cả người cho và người nhận.
Nhân duyên về việc sử dụng tịnh nhục, theo Luật tạng (Mahàvagga, VI, 31-2) có liên quan đến việc cúng dường của vị tướng quân Siha. Vị tướng quân này đã mời Ðức Phật và các Tỳ kheo thọ trai trong đó có dâng cúng món thịt.
Những đạo sĩ Kỳ-na giáo vốn đã được hưởng sự bảo trợ đặc biệt của viên tướng này không hài lòng về việc đó nên đồn thổi rằng tướng quân Siha đã giết một con vật béo tốt để làm tiệc và chính Ðức Phật đã cố ý tham dự bữa tiệc ấy, và như thế, Ngài đã phạm phải một lỗi lầm gây hậu quả nghiệp chướng nghiêm trọng.
Tướng quân Siha là người theo đạo Kỳ Na (Kỳ Na Giáo bây giờ vẫn còn tồn tại bên Ấn Độ quý vị có thể kiểm chứng). Kỳ Na Giáo cũng có 5 giới giống hệt như Đạo Phật (khác biệt ở chỗ là giới thứ nhất của Kỳ Na Giáo là Không Sát Sanh và không ăn thịt chúng sanh, 4 giới còn lại giống hoàn toàn).
- Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy nhận lời mời của con, ngày mai tới dùng cơm với chúng Tỷ-kheo. Thế Tôn im lặng nhận lời. Rồi tướng quân Sìha biết được Thế Tôn đã nhận lời, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, thân bên hữu hướng về Ngài rồi đi ra.
Rồi tướng quân cho gọi một người: Này người kia, hãy tìm cho thịt tươi.
Những đạo sĩ Kỳ-na giáo vốn đã được hưởng sự bảo trợ đặc biệt của viên tướng này không hài lòng về việc đó nên đồn thổi rằng tướng quân Siha đã giết một con vật béo tốt để làm tiệc và chính Ðức Phật đã cố ý tham dự bữa tiệc ấy, và như thế, Ngài đã phạm phải một lỗi lầm gây hậu quả nghiệp chướng nghiêm trọng.
Có thể vì những lời đồn đãi, xuyên tạc đầy ác ý trên nên mở đầu kinh Jivaka (Trung Bộ II, số 55), trước khi nói rõ về Tam Tịnh Nhục, tức ba thứ thịt thanh tịnh mà các Tỳ-kheo được phép thọ dụng.
Thế Tôn đã minh định: “Này Jivaka, những ai nói như sau: Vì Sa-môn Gotama, họ giết hại các sinh vật. Và Sa-môn Gotama tuy biết thế vẫn dùng các loại thịt được giết vì mình, được làm cho mình, những người ấy không nói chính lời của Ta, họ xuyên tạc Ta, không như chân, không như thật.
Này Jivaka, Ta nói trong ba trường hợp, thịt không được thọ dụng: thấy, nghe và nghi (vì mình mà giết). Này Jivaka, Ta nói trong ba trường hợp này, thịt không được thọ dụng. Này Jivaka, Ta nói trong ba trường hợp, thịt được thọ dụng: không thấy, không nghe và không nghi (vì mình mà giết). Này Jivaka, Ta nói trong ba trường hợp này, thịt được thọ dụng”.
Thế Tôn đã minh định: “Này Jivaka, những ai nói như sau: Vì Sa-môn Gotama, họ giết hại các sinh vật. Và Sa-môn Gotama tuy biết thế vẫn dùng các loại thịt được giết vì mình, được làm cho mình, những người ấy không nói chính lời của Ta, họ xuyên tạc Ta, không như chân, không như thật.
Này Jivaka, Ta nói trong ba trường hợp, thịt không được thọ dụng: thấy, nghe và nghi (vì mình mà giết). Này Jivaka, Ta nói trong ba trường hợp này, thịt không được thọ dụng. Này Jivaka, Ta nói trong ba trường hợp, thịt được thọ dụng: không thấy, không nghe và không nghi (vì mình mà giết). Này Jivaka, Ta nói trong ba trường hợp này, thịt được thọ dụng”.
Ngoài ra, còn có thuyết Ngũ tịnh nhục, tức Tam Tịnh Nhục vừa kể trên cùng với thịt của các con thú tự chết và thịt mà các thú khác ăn còn dư.
Rõ ràng, thuyết Tam Tịnh Nhục và Ngũ tịnh nhục là cơ sở vững chắc cho hình thái ẩm thực của chư Tăng từ thời Thế Tôn tại thế cho đến trong Tăng đoàn Phật giáo Nam tông ngày nay. Tuy nhiên, trong thực tế thì tịnh nhục hầu hết là các loại thịt bày bán ngoài thị trường. Thuật ngữ pavattamasa là “loại thịt đã sẵn có” hay thịt “vô can” bao gồm thịt được giết mổ sẵn.
Theo Mahàvagga II, chương Dược phẩm, tụng phẩm thứ nhì, thuật chuyện về nữ cư sĩ Suppiyà muốn cúng dường một vị Tỳ-kheo, bảo người giúp việc rằng: “Hãy đi và tìm (mua) loại thịt đã được làm sẵn”.
Như vậy, Luật tạng (Mahàvagga) đã xác định tịnh nhục bao gồm các loại thịt do các lò mổ cung cấp, bày bán ngoài thị trường. Ngoài ra, có 10 loại thịt đặc biệt khác mà các vị Tỳ-kheo không được sử dụng. Đó là thịt người, voi, ngựa, chó, rắn, sư tử, cọp, báo, gấu và linh cẩu.
Thịt người thì không thể ăn vì quá dã man; thịt voi và thịt ngựa vì trong thời kỳ đó, hai con vật này được coi là thú vật của nhà vua; thịt chó vì dân chúng thường coi chó là con vật ghê tởm; thịt rắn, sư tử, cọp, báo, gấu và linh cẩu vì người ta tin rằng ai ăn thịt những loài thú rừng nguy hiểm này sẽ toát ra một mùi đặc biệt có thể khiến cho các con vật đồng loại tấn công người đó để trả thù (Theo Ajahn Brahmavamso, What the Buddha said about eating meat?).
Thịt người thì không thể ăn vì quá dã man; thịt voi và thịt ngựa vì trong thời kỳ đó, hai con vật này được coi là thú vật của nhà vua; thịt chó vì dân chúng thường coi chó là con vật ghê tởm; thịt rắn, sư tử, cọp, báo, gấu và linh cẩu vì người ta tin rằng ai ăn thịt những loài thú rừng nguy hiểm này sẽ toát ra một mùi đặc biệt có thể khiến cho các con vật đồng loại tấn công người đó để trả thù (Theo Ajahn Brahmavamso, What the Buddha said about eating meat?).
Quý đọc kinh cũng nên biết rõ đó là tiền thân của bài kinh Jivaka (Tam Tịnh Nhục) là bài kinh Tướng Quân Siha (thuộc Tăng Chi Bộ Kinh). Do chuyện Tướng Quân Siha cúng dường thịt chúng sanh cho Đức Phật ăn bị ngoại đạo bêu riếu nên mới có bài kinh Jivaka tức Tam Tịnh Nhục (Cá thịt thanh tịnh với ba điều kiện không biết, không nghe, không nghi được Phật cho phép).
Đừng bỏ lỡ: An cư kiết hạ là gì, mang ý nghĩa tốt đẹp tới mức nào mà được người người ca ngợi?
Đừng bỏ lỡ: An cư kiết hạ là gì, mang ý nghĩa tốt đẹp tới mức nào mà được người người ca ngợi?
3. Tam Tịnh Nhục là phương tiện tạm thời
3.1 Tam Tịnh Nhục thể hiện con đường trung đạo
Tuy nhiên đừng vì Tam Tịnh Nhục mà có thể dùng nó để lấy cớ để ăn thịt thường xuyên hơn vì mọi thứ đều phải xuất phát từ tâm. Sử dụng Tạm Tịnh Nhục cũng chỉ là tạm thời cho những ai có tâm từ bi với muôn loài nhưng chưa đủ nhân duyên để ăn chay hoàn toàn mà thôi.
Việc cho phép sử dụng Tam Tịnh Nhục được xem là một giải pháp thực tế cho các Tỳ kheo khi đi khất thực thời ấy, giúp họ có thể duy trì sự sống mà không làm tổn hại đến chúng sinh.
Lý thuyết về Tam Tịnh Nhục cho thấy cách linh hoạt khi áp dụng đạo Phật, đó là con đường trung đạo giữa lý tưởng và hoàn cảnh, hỗ trợ cho những ai sơ học đạo, chưa thể một lần dứt tuyệt ngay được đồ mặn chuyển sang ăn trường chay mà thôi.
Có thể nói việc ăn chay trường là việc không dễ dàng gì đối với tất cả chúng ta. Mục đích của Tam Tịnh Nhục là để mỗi người thực hành việc ăn chay dần dần, cho đến khi thực sự biết quý tiếc sinh mạng của chúng sanh, rồi trường chay trong tương lai.
Muốn ăn chay vì lòng từ bi thì đó cũng là một điều thiện tuy nhiên, tùy vào hoàn cảnh thực tế cá nhân của mỗi người như sức khỏe không cho phép cần phải có những chất bổ dưỡng chỉ có trong thịt, cá thì vẫn cần bổ sung, không có vấn đề tội lỗi trong việc ăn cá thịt.
Tất nhiên, việc ăn chay luôn được khuyến khích, đề cao trong Phật giáo để nuôi dưỡng lòng từ bi và tránh nghiệp sát sinh. Tam Tịnh Nhục cũng chỉ là một ngoại lệ, không phải là quy tắc chung cho tất cả vì đây hoàn toàn không phải là pháp cứu cánh cho người học đạo vì chúng sanh vốn bình đẳng.
Ta cùng họ vô thỉ kiếp đến nay trôi lăn trong sáu nẻo luân hồi. Nay ta nhờ phước nghiệp nên được làm người; họ do ác nghiệp nên phải đọa vào hàng dị loại thì nên tâm thương xót, muốn cứu độ chứ không phải giết thịt.
Dù có thế nào thì việc giết hại chúng sinh khác làm đồ ăn vẫn là không nên, tốt hơn hết vẫn là ăn chay trường để thể hiện lòng từ bi và bảo vệ chúng sinh một cách trọn vẹn.
Ta cùng họ vô thỉ kiếp đến nay trôi lăn trong sáu nẻo luân hồi. Nay ta nhờ phước nghiệp nên được làm người; họ do ác nghiệp nên phải đọa vào hàng dị loại thì nên tâm thương xót, muốn cứu độ chứ không phải giết thịt.
Dù có thế nào thì việc giết hại chúng sinh khác làm đồ ăn vẫn là không nên, tốt hơn hết vẫn là ăn chay trường để thể hiện lòng từ bi và bảo vệ chúng sinh một cách trọn vẹn.
Kinh Lăng nghiêm dạy rằng: “Vì người ăn thịt dê nên dê chết sinh làm người, người chết sinh làm dê (để trả món nợ ăn dê). Ăn thịt các chúng sinh khác cũng vậy, sinh ra rồi chết đi, đời này sang đời khác ăn thịt lẫn nhau, cùng tạo nghiệp ác, tiếp nối mãi không dứt".
Vì trên thân người người nào cũng có vô lượng thần thức của khắp các loài bị chúng ta ăn nuốt. Chúng ở đó chờ ngày phước báo của ta suy hao thì báo oán.
Đó cũng là lý do căn bản của hết thảy mọi bệnh tật trên thế gian: Cứ hễ nơi nào trên thân của ta bị thần thức động vật bám nhiều, nơi ấy ắt sinh ra bệnh. Nhẹ thì đau nhức, nặng thì mổ xẻ; nặng nữa thì ung bướu hành hạ cho đến ngày thân tứ đại trả về cát bụi.
3.3 Khiếm khuyết đạo đức còn đáng sợ hơn ăn thịt
Thực tế là cho đến nay vẫn có nhiều tranh cãi xung quanh giữa những người ăn chay trường và ăn thịt. Thực ra vấn đề ăn chay và ăn thịt không nên đặt nặng quá, nếu đủ nhân duyên thì ăn chay là tốt, nhưng không vì thế mà ai ăn chay có thể phỉ báng người ăn thịt.
Theo Đức Thế Tôn thì ăn uống không phải là vấn đề mà quan trọng là chuyển hóa và vun bồi thiện nghiệp mới là tối quan trọng. Người nhận định rằng, sự khiếm khuyết về đạo đức, luân lý của con người còn nghiêm trọng hơn là việc ăn thịt.
Theo Đức Thế Tôn thì ăn uống không phải là vấn đề mà quan trọng là chuyển hóa và vun bồi thiện nghiệp mới là tối quan trọng. Người nhận định rằng, sự khiếm khuyết về đạo đức, luân lý của con người còn nghiêm trọng hơn là việc ăn thịt.
Kinh Àmagandha (kinh Hôi thối, thuộc Kinh tập, Tiểu bộ I - Khuddhaka Nikàya) đã thuyết minh rõ ràng về quan điểm này. Trong kinh, một Bà-la-môn giữ giới trường trai đã đối diện với Ðức Phật Kassapa và chỉ trích những tội lỗi của việc sử dụng cá thịt.
Phật Kassapa đã trả lời rằng, đồ ăn hôi thối (àmagandha) không phải là cá thịt mà chính là sự ô uế của thân tâm biểu hiện của 10 bất thiện nghiệp của thân, khẩu và ý. Chính sự cấu uế này đa hủy hoại tư cách đạo đức của một người chứ không phải vì ăn thịt cá:
Phật Kassapa đã trả lời rằng, đồ ăn hôi thối (àmagandha) không phải là cá thịt mà chính là sự ô uế của thân tâm biểu hiện của 10 bất thiện nghiệp của thân, khẩu và ý. Chính sự cấu uế này đa hủy hoại tư cách đạo đức của một người chứ không phải vì ăn thịt cá:
“Sát sanh và hành hình
Ðả thương và bắt trói
Trộm cắp và nói láo
Man trá và lừa đảo
Giả bộ kẻ học thức
Ði lại với vợ người
Ðây là đồ ăn thối
Ăn thịt không phải thối”.
Trong kinh Jivaka, sau khi nói về Tam Tịnh Nhục, Đức Thế Tôn liền đề cập đến tâm Từ: “Này Jivaka, Tỳ-kheo sống dựa vào một làng hay một thị trấn nào, vị ấy biến mãn một phương với tâm có lòng từ, và an trú; cũng vậy phương thứ hai, phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư.
Như vậy cùng khắp thế giới, trên dưới bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy biến mãn với tâm câu hữu với Từ, quảng đại, vô biên, không hận, không sân và an trú”.
Ngay đây bộc lộ một vấn đề khá nhạy cảm vì rằng Không sát sinh luôn là quan điểm nhất quán và xuyên suốt trong toàn bộ giáo lý của Thế Tôn. Dù các Tỳ-kheo được ăn tịnh nhục nhưng không vì thế mà hàng Phật tử giết thịt sinh vật, nếu làm tổn hại chúng sanh sẽ mất công đức: “Này Jivaka, người nào vì Như Lai, hay vì đệ tử Như Lai mà giết hại sinh vật, người ấy chất chứa nhiều phi công đức”.
Tam Tịnh Nhục không chỉ là quy định ăn uống trong Phật giáo, mà còn là một triết lý đạo đức ứng dụng — đặt nền tảng cho việc tiêu thụ có trách nhiệm và hành xử có đạo đức.