Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

Theo đạo Phật, con người khi "giác ngộ" đến cùng thì sẽ đạt được cảnh giới này!

Thứ Bảy, 12/07/2025 12:00 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Khi ngộ đến tột cùng, Đức Phật đã cảm nhận được điều gì? Đó chính là chữ "Không". Đây chính là cảnh giới tối cao của người đã giác ngộ mà Đức Phật nói đến.
 

1. Mọi sự đều là mộng ảo

 
canh gioi toi cao cua nguoi da giac ngo

Cảnh giới tối cao của người đã giác ngộ


Thật lòng không nỡ nói với bạn rằng, thế giới này chỉ là một giấc mộng. Con cái, người thân mà bạn cả đời chấp trước, thực ra chỉ là duyên. Gia đình mà bạn cả đời không thể buông bỏ, chỉ là một trạm dừng chân trong cuộc đời bạn.
 
Những tình cảm và danh lợi bạn theo đuổi, chỉ là ảo ảnh của tự ngã. Khi bạn tỉnh giấc, mọi thứ đều trống rỗng. Khắp thế gian đều là của bạn, nhưng rồi cả thế giới lại trống không.
 
Khi còn non dại, chúng ta thường nghĩ rằng con cái, người thân, gia đình, sự nghiệp, thành tựu là những điều quan trọng nhất.

Thế nhưng, khi đã trải qua nhiều thăng trầm, trí tuệ dần khai mở, con người cũng trở nên chín chắn hơn, lúc đó ta mới nhận ra rằng tất cả, bao gồm cả cuộc đời này, đều chỉ là một giấc mộng.

Bạn và tôi, chúng ta đều đang sống trong một giấc mộng lớn. Khi giấc mộng kết thúc, mỗi người đều phải ra đi, trần trụi đến rồi trần trụi đi, không vướng bận điều gì. Bạn và tôi đều như vậy, cuối cùng rồi cũng trống rỗng.
 

2. Chân lý "Không" và sự buông bỏ
 

Khi đạt đến một cảnh giới "ngộ" nhất định, chúng ta sẽ cảm nhận được chữ "Không", đây là cảnh giới tối cao của người đã giác ngộ.
 
Như chúng ta đều biết, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni - người sáng lập Phật giáo, trước khi xuất gia Ngài là một Thái tử cao quý.

Năm 29 tuổi, Ngài cảm nhận sâu sắc những khổ đau của sinh, lão, bệnh, tử trên đời, cùng với lịch sử luân hồi, lặp lại đầy bi kịch của nhân gian. Vì lẽ đó, Ngài đã kiên quyết xuất gia, tu thiền và ngộ đạo.
 
Vậy khi ngộ đến tột cùng, Đức Phật đã cảm nhận được điều gì? Đó chính là chữ "Không".
 
Chữ "Không" ở đây không phải là sự cô đơn, mà là điểm đến cuối cùng của vạn vật, một sự trống rỗng hoàn toàn.

Dù bạn là quý tộc hay người dân bình thường, cuối cùng cũng trở về "Không". Dù bạn là ai, ở đâu, làm gì, cuối cùng cũng trở về "Không". Dù bạn là thánh nhân hay kẻ phàm phu, cuối cùng cũng trở về "Không".
 
Chính vì vậy, Phật giáo nhấn mạnh việc tùy tâm, tùy tính, tùy duyên. Hãy sống thuận theo bản tâm của mình, không cần phải chấp trước vào bất cứ điều gì.

Chỉ cần bạn không còn chấp niệm, buông bỏ sự cố chấp, tránh xa tham, sân, si, và giảm bớt sự chấp tướng, thì cuộc đời sẽ đạt được sự giải thoát.
 

3. Vạn vận đều là hư vọng
 

Van van deu la hu vong
 
Đây chính là điều mà Kinh Kim Cương đã đề cập: "Phàm sở hữu tướng, giai thị hư vọng" có nghĩa là "Tất cả những gì có tướng (hình tướng, hình dạng) đều là hư vọng (giả dối, không thật)". 
 
"Phàm sở hữu tướng" là những thứ bạn có thể nhìn thấy, sờ được. Ví dụ như tiền bạc, nhà cửa, thân thể, gia đình của bạn,...
 
"Giai thị hư vọng" nghĩa là gì? Vạn vật đều ngắn ngủi, vô thường, mong manh và thoáng qua.

Lấy ví dụ về "thân thể con người", ai có thể chắc chắn rằng mình sẽ sống được một trăm tuổi, một nghìn tuổi, một vạn tuổi?

Con người là sinh vật sống bình thường, khả năng phân chia tế bào có hạn, sống được trăm tuổi đã là rất tốt rồi. Còn một nghìn tuổi, một vạn tuổi, đó chỉ là vọng tưởng mà thôi, chẳng ai làm được hết, đó là điều không thể chối cãi.
 
Khi thân thể con người già đi, chết đi, thì người đó cũng hoàn toàn trần trụi đến và trần trụi đi, không vướng bận gì.

Vậy thì vàng bạc, tài sản, quần áo, châu báu, tình cảm liên quan đến thân thể, chẳng phải đều trở về hư không sao, lúc chết đi có mang theo chúng được không?
 

4. Ngộ Không: Bài học từ Tây Du Ký
 

Tôi tin rằng quý vị đang xem đều đã đọc Tây Du Ký. Bồ Đề Tổ Sư đã đặt cho Tôn Ngộ Không cái tên gì? Ngộ Không.
 
"Ngộ Không" nghĩa là gì? Dù là người hay khỉ, khi ngộ đến cuối cùng, tất yếu sẽ là "cuối cùng trống không". Tiền cũng không, danh cũng không, lợi cũng không, chết rồi có giữ được gì trong tay.
 
Phật giáo còn có Phật Quá Khứ, Phật Như Lai, Phật Tương Lai. Ngay cả bản thân chư Phật cũng sẽ trở về Không, vậy thì nói gì đến người phàm tục?

Bạn nhìn các bậc đế vương hiển hách ngàn đời như Tần Thủy Hoàng, Hán Vũ Đế, Đường Thái Tông, Tống Thái Tổ, ai mà không phải là một giấc mộng hư không?
 
Tần Thủy Hoàng, hùng mạnh biết bao, thống nhất sáu nước, lập nên đế chế, ảo tưởng vạn vạn năm. Thế nhưng sự việc không như ý muốn, chỉ 3 năm sau khi Tần Thủy Hoàng qua đời, đế chế nhà Tần đã tan thành mây khói, cát bụi trở về cát bụi.
 
Đây là một cõi hồng trần "người này xướng xong người kia lên sân khấu", ai ai cũng như vậy, số phận đều giống nhau.
 
Những điều tôi vừa nói, nếu quý vị chưa hiểu rõ, tôi có thể nói thẳng hơn: Con người chết rồi, liệu có thể mang tiền bạc vào quan tài không?
 
"Không", không phải là tích cực, cũng không phải là tiêu cực, mà là một quy luật tối hậu của vũ trụ.

Vạn vật đều sẽ tiêu vong, và vạn vật cũng sẽ tái sinh. Cứ như thế luân chuyển không ngừng, tạo thành thế gian "như mộng như huyễn".
 

Tin cùng chuyên mục

X