Người xưa thường nhắc đi nhắc lại về chữ "tâm" vì "tâm là mũi kim ở trong đồng hồ", nếu tâm không chính thì tinh thần suy bại. Cổ nhân từng khuyên: Làm người phải ẩn tâm làm việc phải lưu tâm.
Khổng tử nói: “Dục tu kỳ thân giả, tiên chính kỳ tâm.” (Muốn sửa thân mình, trước là làm cho lòng mình được chính đáng).
Làm cho lòng mình được chính đáng có nghĩa là giữ cho lòng mình luôn hướng về điều thiện, giữ tâm ngay thẳng, không bị lung lay trước những hư dối, bất thiện.
1. Làm người phải ẩn tâm
Cổ nhân thường nói: "Dưỡng hình không bằng dưỡng thần, điều thân không bằng điều tâm". Dưỡng thần sẽ có được sức khỏe tốt, chỉnh đốn tâm tính sẽ trở thành người hữu dụng trong thế gian.
Để điều tâm thì quan trọng nhất đó là biết ẩn tâm mà theo người xưa đó là những việc sau.
1.1 Ẩn tâm kiêu ngạo
Thế nhưng Tăng Quốc Phiên đúc rút rằng: “Kiêu ngạo thì ắt hỏng việc". Người chỉ biết khoe khoang thì làm việc gì cũng khó thành.
Thực tế là càng kiêu ngạo lại càng hao tổn phước đức của mình, nên dù có giỏi mấy nhưng giữ tâm kiêu ngạo thì vẫn không có được thành công như ý.
Thế nên làm người đừng nói phóng đại, khoa trương. Hãy sống khiêm tốn để hưởng phúc báo.
Mọi người kinh sợ vì Hạng Vũ có sức khỏe hơn người, bách chiến bách thắng, lại vừa có mưu sĩ kiệt xuất nhất thời đại là Phạm Tăng phụ tá, cho nên thế lực ngày càng lớn mạnh.
Ẩn tâm kiêu ngạo, thay thế bằng tâm khiêm tốn mới là tâm thế của một người khôn ngoan. Làm người sống khiêm tốn mới được lòng Trời, lòng người, ai ai cũng kính nể.
1.2 Ẩn tâm hơn thua với người
Dễ thấy nhất đó là khi có một sự cố nào đó trên mạng xã hội là hàng loạt người "đồng lòng" hạ bệ, nói xấu, không cho họ đường lui.
Tất cả những điều đó đều xuất phát từ tâm hơn thua, không tin rằng thành công hay sự giàu có của họ là nhờ thực lực.
Hãy nhớ rằng ai cũng có khả năng giỏi về một khía cạnh nào đó trong cuộc sống. Cho dù bạn tài năng đến đâu thì sẽ luôn có người giỏi hơn bạn ở một khía cạnh nào đó.
Nhìn vào những người giỏi hơn và xem xét tiềm năng phát triển bản thân của mình. Hãy nhìn người ta mà học hỏi chứ đừng vì hơn thua mà cố tìm cách hại người.
Những điều không nên đợi sau đây hoàn toàn đúc rút từ những kinh nghiệm thực tế đau thương của người xưa, vì thế họ muốn răn dạy để con cháu mình không mắc
1.3 Ẩn tâm tham lam
Nếu quá yêu thích của ngon vật lạ, chìm đắm trong tửu sắc thì ham muốn nhiều ắt cũng tổn thương lớn. Xã hội nơi thế gian dễ khiến con người coi trọng vật chất, vì thế rất nhiều người có thể bị lạc mất bản tính của mình.
Làm người cần ẩn tâm tham để bản thân không dám buông thả ham muốn để theo đòi hưởng lạc.
Nếu một người không tu đức, người ấy sẽ có xu hướng mất đi bản tính của mình, phóng túng dục vọng và bị sa đọa, hư hoại một đời người.
2. Làm việc phải lưu tâm
2.1 Đặt trọn tâm sức vào việc mình làm
Cổ nhân có câu: "Đưa đò đưa tới bờ bên kia, xây tháp phải xây tới đỉnh".
Hãy cố gắng như hoa sen, đừng dừng lại ở ngày thứ 29, thành công tưởng chừng như rất xa vời, nhưng thực ra, nó lại chỉ cách bạn một bước cuối cùng mà thôi.
Chỉ cần siêng năng, cần cù, sẽ không còn việc gì khó. Một người bất kể tư chất ra sao, chỉ cần chăm chỉ phấn đấu, không ngừng kiên trì, tài trí tự nhiên sẽ dần dần được tích lũy.
Cổ nhân nói "siêng năng có thể bù đắp cho thiếu sót, một phân khổ một phân tài". Người có thể nên nghiệp lớn, không nhất thiết phải có trí tuệ hơn người, nhưng nhất định là kẻ chăm chỉ hơn người.
Không ai có thể dựa vào thiên phú để thành công, chỉ có chăm chỉ mới biến thiên phú thành thiên tài. Thành công vĩ đại tỷ lệ thuận với lao động chăm chỉ, có lao động sẽ có ngày thành công.
2.2 Nói chuyện phải cùng người hiểu biết
Nói chuyện phải cùng người hiểu biết mới khiến cho người đối diện cảm giác dễ chịu, đồng cảm và thấy được tôn trọng hơn.
Giống như bác sĩ bốc thuốc phải tùy bệnh, tùy cơ địa từng người mà gia giảm lượng lá thuốc trong đó. Nói chuyện cũng vậy, đối với những người khác nhau thì cần nói lời phù hợp, dễ nghe.
Hãy đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để suy xét. Vì đặt mình vào hoàn cảnh của người khác nên khi chúng ta chia sẻ thì họ cũng sẽ hiểu được tâm ý của chúng ta.