Không ít cặp đôi tan vỡ chỉ vì vấn đề tiền bạc cho dù họ đã nghĩ rằng mình cố làm những điều đúng đắn cho hôn nhân của mình. Thế nhưng nếu một số "điều đúng đắn" đó là lập ngân sách, tiết kiệm tiền và cắt giảm chi phí đến mức vắt kiệt mọi niềm vui trong cuộc sống của mình, thì bạn thua cuộc là điều dễ hiểu.
Tuy nhiên, nếu áp dụng cách để các cặp đôi cùng nhau giàu lên bằng các mục tiêu tài chính sau đây thì việc giữ gìn hạnh phúc là hoàn toàn có thể trong khả năng của chúng ta.
1. Cùng nhau mơ ước và hành động
Điều đó có nghĩa là khi bạn chia sẻ một trải nghiệm với ai đó, nó gắn kết hai người và trở thành một phần trong tiềm thức của cả hai. Bạn là những kỷ niệm và trải nghiệm của chính bạn.
Để thực hiện điều này không nhất thiết phải tốn kém hay chi quá nhiều tiền. Một điều đơn giản như thuê xe đạp ở trung tâm thành phố hoặc đi hát karaoke cùng nhau để xả stress cũng là một cách tuyệt vời để bắt đầu. Chỉ cần tìm thứ gì đó mà hai bạn có thể cùng nhau chia sẻ và cảm thấy hứng thú khi thực hiện.
Tạo cho mối quan hệ của bạn trở nên vui vẻ, thoải mái là bước đầu tiên và hai người có thể bắt đầu vẽ ra ước mơ chung cùng kế hoạch để hành động nhằm kiếm nhiều tiền hơn với mục đích có nhiều trải nghiệm hơn nữa.
Tuy nhiên, lúc này hai người sẽ không thấy áp lực là "phải giàu" mà đơn giản quá trình cùng kiếm tiền cũng là quá trình gia tăng "trải nghiệm" của cả hai chứ không phải cảm giác đơn độc rằng một người kiếm tiền còn người kia lo cho gia đình. Còn cơ hội giàu có hay không sẽ đến khi vận may của vợ chồng bạn đủ chín muồi.
Đừng bỏ lỡ: Top 6 sai lầm tiền bạc khiến các cặp đôi chia ly tránh nhanh còn kịp
2. Cởi mở với nhau về mục tiêu và quan điểm về tiền bạc
Hai người có thể cùng dành thời gian với một tách cà phê hoặc một ly rượu vang và nói về:
- Bạn cảm thấy thế nào về tiền bạc? Lo lắng, lạc quan hay không biết gì?
- Bố mẹ bạn có cãi nhau về tiền bạc không?
- Bạn muốn tiết kiệm tiền để làm gì?
- Bạn có bất kỳ ý tưởng "kinh doanh mới" hay "công việc phụ" thú vị nào đang lởn vởn trong đầu không?
- Bạn có nghĩ rằng hai người có một kế hoạch tiền bạc tốt không? Bạn có nghĩ rằng cả hai đang lập kế hoạch quá nhiều không?
Thậm chí, hiểu các vấn đề tài chính mà đối phương đang gặp phải và cùng nhau xử lý sớm cũng sẽ hạn chế những rắc rối về lâu về dài.
Thực tế là rất ít người khôn ngoan về tiền bạc nên khi bạn đối diện với sai lầm của đối phương trong quá khứ bạn nên thể hiện thái độ bao dung. Điều quan trọng là cả hai cùng nhận ra vấn đề của mình và từ nay cố gắng chỉnh sửa, thay đổi vì mục tiêu tiền bạc chung.
3. Khi bất đồng quan điểm về tiền bạc, hãy tử tế
Nghe có vẻ đơn giản, nhưng thường thì khó khăn hơn những gì chúng ta có thể tưởng tượng. Thực tế là những tranh cãi về tiền bạc làm chúng ta tổn thương tương đương như bất cứ cuộc chiến nào khác.
Tiền bạc luôn là vấn đề nhạy cảm, chúng mang tính cá nhân sâu sắc, khiến chúng ta cảm thấy bị tấn công và trở nên phòng thủ. Vì vậy, khi bạn bắt đầu tranh cãi về tiền bạc, hãy dừng lại, hít thở sâu và chờ đợi.
Hãy cố gắng lắng nghe, đặt câu hỏi: Cố gắng hết sức để lắng nghe những gì họ đang nói và cảm xúc của họ thay vì chỉ nghĩ là "lại là vấn đề về tiền bạc".
Hãy lường trước rằng không phải lúc nào hai người cũng nhìn nhận vấn đề theo cùng một hướng (loại bỏ yếu tố bất ngờ) và cố gắng hiểu nhau thay vì phán xét.
Tránh hoang phí và "sống trong khả năng của mình" là một cách tuyệt vời để tiếp cận vấn đề tài chính của bạn, nhưng điều đó sẽ không đảm bảo hạnh phúc. Việc bạn tiết kiệm có ích gì nếu nó khiến bạn theo dõi mọi giao dịch mua sắm của họ và khiến anh ấy/cô ấy cảm thấy như đang bị soi mói? Điều đó chỉ gây ra căng thẳng thêm cho hai người.
Hãy tin tưởng nhau, mỗi cá nhân đều đáng tin cậy và đáng mơ ước. Đừng để mục tiêu duy nhất về tiền của bạn khiến bạn trở nên nhàm chán khi bạn cố gắng duy trì việc "sống trong khả năng của mình".
Xem thêm tin liên quan cùng chuyên mục: